Tập đoàn Samsung -"Hãy thay đổi mọi thứ, trừ gia đình"
Samsung được biết đến là doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc với 83 công ty thành viên, 123 ngàn công nhân sản xuất hàng núi sản phẩm với nhiều chủng loại khác nhau từ điện thoại di động đến TV màn hình phẳng, máy giặt, máy hút bụi... và là tập đoàn điện tử hùng mạnh với lượng hàng hóa tiêu thụ nhiều nhất thế giới.. thương hiệu Samsung xếp thứ 21 trong số 100 thương hiệu giá trị nhất trên thế giới, với giá trị ước đoán vào khoảng 13 tỷ USD.
Để có được điều đó, gia tộc họ Lee đã không ngừng nỗ lực. Tập đoàn Samsung do ông Lee Byung-chul sáng lập năm 1938. Sau đó, người con thứ ba là Lee Kun Hee lên nắm giữ cương vị chủ tịch tập đoàn khi người cha Lee Byung-chul qua đời vào năm 1987.
Khi lên điều hành Samsung, Lee đã quyết tâm áp dụng những kiến thức kinh tế cùng kinh nghiệm thực tiễn để đổi mới một cách toàn diện quy trình sản xuất, sản phẩm truyền thống của Samsung. Ý tưởng mà Lee nung nấu là Samsung phải trở thành một thương hiệu toàn cầu, một biểu tượng và niềm tự hào của người Hàn Quốc.
Công sức của Kun Hee được ghi nhận nhờ tài đưa công ty này trở thành một trong những trụ cột của ngành công nghiệp công nghệ trên toàn cầu. Hãng Điện tử Samsung hiện là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới và là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới sau Apple.
Nhiều thành viên của gia đình đã tham gia vào hoạt động kinh doanh của Samsung, như con trai của Lee Kun Hee là Jay Y. Lee, hiện là Chủ tịch Công ty Điện tử Samsung, con gái Lee Boo Jin, Phó chủ tịch chuỗi khách sạn và khu du nghỉ dưỡng cao cấp Shilla của tập đoàn.
Với tư cách là người đứng đầu tập đoàn, ông Lee Kun Hee cũng đã phải đương đầu với hàng loạt sức ép trong vài năm gần đây. Vị chủ tịch 69 tuổi này đã bị buộc tội trốn thuế và bội tín vào năm 2008, bị phạt tù 3 năm nhưng sau đó được Tổng thống Hàn Quốc ân xá trong năm 2009. Sau hai năm rời khỏi Samsung, năm 2010, ông đã trở lại lãnh đạo tập đoàn này.
Samsung rõ ràng là một công ty đáng ngưỡng mộ với đầy những thành công cá nhân mà các nhà quản lý trên thế giới nên học hỏi. Samsung thành công dựa nhiều vào cái bóng của Lee Byung-Chull theo mô hình gia đình trị chặt chẽ.
Tập đoàn Toyota - Bí quyết thành công không dễ sao chép
Toyota nổi tiếng không chỉ nhờ những sản phẩm có thương hiệu mà trước hết bởi phương cách làm ra những sản phẩm đó. Bí quyết thành công của Toyota không có gì bí mật và khó hiểu, nhưng lại không dễ được sao chép và ứng dụng.
Người sáng lập ra Tập đoàn Toyota Industries Corporation, Ltd. ngày nay là Toyoda Sakichi (1867-1930). Là con của một người thợ mộc, Toyoda Sakichi đã bền chí học tập và lao động sáng tạo để rồi về sau được công nhận là nhà phát minh vĩ đại nhất của Nhật Bản. Sự nghiệp phát minh sáng tạo của ông bắt nguồn từ khao khát cải tiến máy dệt vải để những nữ công nhân dệt vải bớt vất vả và máy dệt vải tự động cũng được coi là phát minh lớn nhất, có giá trị thực tiễn lâu bền nhất của ông. Sau này, ô tô mang nhãn hiệu Toyota chinh phục được cả nước Nhật lẫn thế giới.
Năm 1936, sau khi tiếp quản công ty của Sakichi Toyoda, người con trai Kiichiro đã đặt ra cái tên Toyota bằng cách thay chữ cái "d" bằng chữ cái "t" trong tên gọi Toyoda. Không phụ lòng cha, Kichiro Toyoda đã tìm mọi cách để tìm hiểu công nghệ sản xuất xe hơi. Hàng chục động cơ xe ôtô được cha con Sakichi Toyoda và Kichiro Toyoda mua về để mổ xẻ tìm hiểu từng chi tiết.
Năm 2009, Akio Toyoda, cháu nội của người sáng lập Toyota, Akio Toyoda đã lên nắm chức chủ tịch Toyota. Trong thời gian 2 năm lãnh đạo tập đoàn, Akio Toyoda liên tiếp có những thoả thuận hợp tác phát triển sản phẩm với các hãng xe khác, như Ford và Tesla, theo một cung cách hoàn toàn khác với truyền thống lãnh đạo ở Toyota.
|
Akio Toyoda, CEO phá vỡ truyền thống Toyota. Ảnh: Automotive News.
|
Triết lý quản lý của Tập đoàn Toyota đã được xây dựng từ lịch sử hình thành của tập đoàn và đã được thể hiện trong các cụm từ: "Sản xuất tinh gọn" (nhóm phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ sự lãng phí và những bất hợp lý trong quy trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn cho nhà sản xuất) và "Sản xuất kịp thời" là phương tiện để phát triển. Chính những triết lý tưởng trừng như đơn giản ấy đã giúp các thế hệ trong gia tộc Toyoda phát huy hết tài năng và trí tuệ vào việc sản xuất xe hơi.
Kể từ đó, thương hiệu Toyota xuất hiện và trở thành một trong những biểu tượng vĩ đại, là niềm tự hào của mỗi người dân Nhật Bản. Thương hiệu Toyota hiện luôn là một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới, có giá trị hàng chục tỷ USD. Đồng thời, Toyota sở hữu 522 công ty con trên khắp hành tinh.
Wal-Mart - quốc gia nhỏ trong lòng nước Mỹ
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-Mart luôn nằm trong top những tập đoàn quyền lực nhất thế giới. Các nhà kinh tế đã ví nếu xem Wal-Mart như một quốc gia thì đây là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, vượt qua cả Nga và Anh và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 6 của Trung Quốc (sau Đức).
Năm 1962, Sam Walton thành lập Wal-Mart bằng việc mở cửa hàng bán lẻ tại Rogers, bang Arkansas và năm 1970 Wal-Mart được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York. Từ đó, Wal-Mart không ngừng lớn mạnh và đến năm 1990 đã trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 ở Mỹ.
|
Sam Walton, cha đẻ ngành bán lẻ thế giới Ảnh: Business Insider.
|
Năm 1992, Sam Walton trao quyền chủ tịch hội đồng quản trị của Wal-Mart cho con trai Rob Walton. sau khi kế thừa sản nghiệp của cha để lại, Rob Walton tiếp tục xây dựng và phát triển Tập đoàn Wal-Mart trên công thức làm ăn của cha mình: cắt giảm chi phí + giảm giá + dịch vụ tối ưu + khai thác hiệu quả công nghệ thông tin + đảm bảo cuộc sống nhân viên, đã sinh trái ngọt.
Các thành viên khác trong gia đình đều nắm giữ những chức vụ quan trọng của tập đoàn. Với tổng số tài sản hơn 90 tỷ USD, gia đình Walton (sáng lập hãng bán lẻ Walmart) là gia đình giàu nhất thế giới năm 2011.
Ford Motor Co - ngôi vương ngành ô tô thế giới
Mặc dù khủng hoảng kinh tế hiện nay gần như đã nhấn chìm ngành công nghiệp ô tô thế giới, nhưng dường như gia đình Ford vẫn chèo lái thành công Ford Motor Co. - một trong những tập đoàn sản xuất xe hơi lớn nhất thế giới.
Ông tổ Henry Ford, nhà sáng lập của hãng chính là người đã sáng tạo ra phương pháp "dây chuyền sản xuất". Bước cải tiến tuy đơn giản nhưng cực kì hiệu quả này đã thay đổi hoàn toàn khái niệm "sản xuất và lắp ráp" đã được hình thành trước đó.
|
Ông tổ Henry Ford, người tạo dựng giá trị bền vững cho Tập đoàn Ford Motor Co.Ảnh: Reuters.
|
Henry cũng trở thành một ông chủ đầu tiên trong nền công nghiệp nặng chia sẻ lợi nhuận kinh doanh với những người làm công và hơn thế nữa, ông đã đưa ra quyết định rút ngắn giờ làm việc cho công nhân từ 9 giờ xuống còn 8 giờ làm việc một ngày.
Ông tổ hãng xe này đã trao truyền sự nghiệp cho các con cháu mình. Hiện nhà Ford có ba người đang nằm trong ban lãnh đạo tập đoàn, trong đó William Clay Ford là Chủ tịch điều hành.
Trải qua hơn 100 năm phát triển, Ford Motor trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió của những con khủng hoảng tài chính. Tuy nhiên, dù vấp phải nhiều biến cố thì đế chế 213.000 nhân công thuộc khoảng 90 nhà máy và chi nhánh trên khắp thế giới vẫn là một trong những người tiên phong làm thay đổi nền công nghiệp thế giới trong thế kỉ 20.