Trong năm 2011, các công ty thuộc nhóm Fortune 500 do người nhập cư sáng lập sử dụng 3,6 triệu người lao động trên khắp thế giới và đem lại nguồn doanh thu 1.700 tỷ USD trong năm 2010. Một báo cáo năm 2012 chỉ ra rằng tỷ lệ ngườinhập cư thành lập doanh nghiệp mới tại Mỹ cao gấp 2 lần so với người bản địa. Tính tới năm 2011, cứ 10 lao động người Mỹ thì có một người làm việc trong công ty của người nhập cư,
Dưới đây là 10 công ty lớn được thành lập bởi những người nhập cư tại Mỹ.
1. Google
Nhà sáng lập nhập cư: Sergey Brin
Quốc gia gốc: Nga
Google được lấy tên theo thuật ngữ toán học "Googol," có nghĩa là 1 được theo sau bởi 100 số 0.
2. AT&T
Nhà sáng lập nhập cư: Alexander Graham Bell
Quốc gia gốc: Scotland
Ban đầu, Bell đến Mỹ để làm một giáo viên cho người khiếm thính, và chính điều này là nguồn cảm hứng giúp ông phát minh ra tai nghe và sau đó là điện thoại.
3. Goldman Sachs
Nhà sáng lập nhập cư: Marcus Goldman
Quốc gia gốc: Đức
Goldman Sachs được thành lập vào năm 1869 tại thành phố New York. Công tynày bắt đầu trong một căn phòng đơn trên phố Pine.
4. eBay
Nhà sáng lập nhập cư: Pierre Omidyar
Quốc gia gốc: Pháp
Pierre và vợ mình là những nhà từ thiện tư nhân lớn nhất trong cuộc chiến chống nạn buôn người.
5. Yahoo!
Nhà sáng lập nhập cư: Jerry Yang
Gốc gác: Đài Loan
Khi 10 tuổi, từ tiếng Anh duy nhất Yang biết là “Shoe” (giầy).
6. Nordstrom
Nhà sáng lập nhập cư: John W. Nordstrom
Quốc gia gốc: Thụy Điển
Năm 16 tuổi, Nordstrom đến Mỹ năm 1887 với 5 USD duy nhất trong túi.
7. Colgate
Nhà sáng lập nhập cư: William Colgate
Quốc gia gốc: Anh
Năm 1806, việc kinh doanh đầu tiên của Colgate là tinh bột, xà phòng và nến tại New York.
8. Kraft Foods
Nhà sáng lập nhập cư: James L. Kraft
Quốc gia gốc: Canada
James Kraft gần như khánh kiệt khi mở công ty thực phẩm Kraft Foods tại New York.
9. Pfizer
Nhà sáng lập nhập cư: Charles Pfizer, Charles Erhart
Quốc gia gốc: Đức
Pfizer và Erhart đã mở công ty Pfizer với số tiền 2.500 USD vay từ cha của Pfizer.
10. Procter & Gamble
Nhà sáng lập nhập cư: William Procter, James Gamble
Quốc gia gốc: Anh, Ireland
Procter tới Mỹ năm 1830 sau khi cửa hàng của ông tại London bị phá hủy bởi hỏa hoạn và trộm cắp.
apc.com.vn (Theo Huffingtonpost/Infonet)