Các quan chức cấp cao của McDonald's đã ghé Việt Nam vào năm 2012 để tìm đối tác nhượng quyền thương mại - một dấu hiệu cho thấy người khổng lồ này đã "nghía" thị trường Việt Nam - và hứa hẹn sẽ bắt đầu trong vòng hai năm tới - tức năm 2014, theo Insideretail.Asia. Thời điểm thật sự "bắn phát pháo đầu tiên" có thể sớm hơn 2 năm, phụ thuộc vào khả năng McDonald’s tìm được đối tác tin cậy, bảo đảm cung cấp các nguyên liệu đầu vào và hoàn thành chương trình đào tạo phức tạp dành cho các đại lý, nhân viên.
McDonald's dự tính mở hai cửa hàng tại TP.HCM trước khi mở rộng thị trường tại VN. Một quan chức giấu tên tiết lộ kế hoạch dài hạn là 100 cửa hàng ở Việt Nam.McDonald’s hiện có 33.500 đại lý nhượng quyền thương mại ở 119 quốc gia trên toàn cầu nhưng có vẻ hơi chậm tại Việt Nam - đất nước nhanh chóng chấp nhận các hình thức thức ăn nhanh (fast food) du nhập từ bên ngoài.
|
McDonald đang rục rịch tiến vào thị trường Việt Nam.
|
Lý do McDonald’s đến nay chưa vào Việt Nam là vì chưa tìm được nguồn nguyên liệu tươi tại địa phương. Trang điện tử AmCham Vietnam cho biết một số vấn đề món burger "cheese quarter-pounder" truyền thống từ năm 1972 của McDonald’skhông thể đủ hương vị nếu thiếu khoai tây chiên Pháp “McDonald’s French Fries”. Nhưng thuế nhập khẩu khoai tây đông lạnh từ Pháp quá cao và khoai tây Việt Nam lại không đáp ứng yêu cầu, từ độ dài đến độ ẩm. Thêm vào đó, vấn đề thuế và hạn chế tiền bản quyền khiến hình thức này kém hấp dẫn với chủ thương hiệu.
Trong khi đó, chuỗi fast food từ nước Mỹ Burger King đã triển khai tích cực hoạt động ở các thành phố lớn, sau khi thử nghiệm tại các điểm ở sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài trong hơn 6 tháng. Các bảng quảng cáo chạy dòng chữ "Burger King sắp có mặt" đã xuất hiện trong các khu trung tâm ở TP.HCM vài tuần trước khi chính thức ra mắt vào tháng 10-2012. Burger King lên kế hoạch mở đại lý ở 11 quận tại TP.HCM và 6 quận ở Hà Nội, cùng một số khu trung tâm Đà Nẵng và Hội An.
Nếu như Starbucks được đánh giá là nhân tố mới trong thị trường cà phê Việt Nam, thì sự xuất hiện của đế chế McDonald's sẽ là "hiểm họa" cho các thương hiệu thức ăn nhanh từ Mỹ như KFC, Jollibee - "ông trùm McDonald’s của Philippines" hay Lotteria từ Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam.
Tại thời điểm này, Lotteria đang dẫn đầu thị trường thức ăn nhanh Việt Nam về số lượng với 146 cửa hàng, trong khi KFC là 134 và Jollibee 30. Nhưng KFC có tốc độ tăng trưởng và doanh thu cao nhất. Năm 2011, KFC thống trị ngành công nghiệp này ở Việt Nam, theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor International.
Các nhà phân tích dự đoán mức phí ban đầu để mở đại lý nhượng quyền là không dưới 45.000 USD, chưa kể hơn 20 khoản khác như phí dịch vụ trả cho chủ thương hiệu chiếm 4% doanh thu, lệ phí quảng cáo ít nhất là 4% doanh thu. Nhìn chung, doanh nghiệp nhượng quyền thương mại phải chịu phí kép, gồm phí trước khi hoạt động và trong khi kinh doanh. Tổng cộng tổng vốn đầu tư (phí chuyển nhượng, thuê mặt bằng, thiết bị, trang trí nội thất) cho mỗi cửa hàng McDonald’scó thể vào khoảng 214.000 đến 2,1 triệu USD.
apc.com.vn (Theo Tuổi trẻ)